Hôm nay, danhgiawp sẽ giúp bạn hiểu Plugin WordPress là gì, qua đó bạn sẽ biết cách cài đặt plugin, cách gỡ bỏ plugin trên WordPress hiệu quả nhất.
Có nhiều thuật ngữ mà bạn cần biết trong bài này, đó là Plugin WooCommerce, cách sử dụng plugin, và cách viết plugin.
Plugin là một trong những thành phần quan trọng nhất của WordPress. Nếu theme WordPress giống như một căn nhà thì các plugin chính là hệ thống điện nước trong ngôi nhà đó. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng sự thật thì website nào cũng phải sử dụng một plugin nào đó. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!
Contents
Plugin WordPress là gì?
Plugin WordPress nếu dịch sang tiếng Việt thì đó là trình cắm. Plugin được cắm vào website như một công cụ mà thôi. Đó là khái niệm đơn giản nhất.
Đi sâu một chút, plugin như một phần mở rộng được nhà phát triển lập trình theo một hoặc nhiều chức năng khác nhau, giúp cho theme WordPress được thêm phần mạnh mẽ hơn, đáp ứng được nhiều chức năng trong thực tế hơn.
Plugin sẽ lấp những khoảng trống mà website WordPress còn thiếu, giúp cho admin website đó có thêm không gian để phát triển website phù hợp với nhiều khía cạnh như SEO, tối ưu về tốc độ.
Theme chỉ hỗ trợ bạn về mặt giao diện và một số chức năng của một website. Mỗi trang web chỉ có thể sử dụng một theme mà thôi, nhưng có thể sử dụng rất nhiều plugin.
Plugin WooCommerce là gì?
WooCommerce là một plugin dùng để tạo website bán hàng. Đây là plugin rất nổi tiếng hiện nay, hầu như 99% các trang web bán hàng đều sử dụng plugin này.
Plugin WooCommerce hỗ trợ những chức năng chủ yếu của một trang web như sau:
- Quản lý sản phẩm và đơn hàng.
- Cho phép khách hàng đặt hàng.
- Tạo danh sách các chuyên mục sản phẩm.
- Cho phép chọn hình thức thanh toán.
- Quản lý phí ship – vận đơn …
- Và nhiều tính năng khác.
Viết plugin WordPress là gì?
Có hai đối tượng sử dụng plugin, thứ nhất là những người quản trị website, và thứ hai chính là những lập trình viên WordPress.
Những người lập trình viên này sẽ viết plugin cho WordPress, họ am hiểu chuyên sâu về cấu trúc core của WordPress, có kiến thức nền tảng lập trình PHP và MySQL. Đây là công việc đòi hỏi chuyên môn cao.
Còn bạn thì sao? Bạn chính là những người sử dụng plugin mà họ đã viết ra, hay nói cách khác bạn chính là khách hàng sử dụng plugin.
Cài plugin WordPress là gì?
Cài plugin là thao tác của người quản trị trang web, họ sẽ tìm những plugin đáp ứng được chức năng nào đó và cài đặt vào hệ thống của WordPress.
Môt plugin sau khi được cài đặt thì vẫn chưa hoạt động, mà bạn phải Active chúng thì WordPress mới ghi nhận. Khi không muốn sử dụng thì bạn sẽ Deactive tạm thời, hoặc Delete vĩnh viễn.
Có hai cách cài đặt plugin chủ yếu. Thứ nhất là bạn tải về và upload lên hosting, thứ hai là sử dụng chức năng cài đặt plugin trong admin của WordPress. Bạn sẽ được học cách cài plugin trong các phần phía dưới nhé.
Tại sao nên cài plugin WordPress?
Đối với WordPress, mình chưa từng thấy hoặc có thể chưa thấy một website nào mà không cài plugin cho nó cả. Đơn giản là nó quan trong đối với trang web, nó không thể thiếu nếu như bạn muốn có một website đẹp và hoàn thiện tốt.
Dưới đây là những lý do mà 1 website WordPress không thể thiếu:
- Thứ nhất, khi phát triển theme, bạn có thể tích hợp các chức năng của plugin vào theme đó. Nhưng việc tích hợp này mất nhiều thời gian, trong khi đã có nhiều plugin hỗ trợ trên kho của WP.
- Thứ hai, nó thật sự rất đơn giản, không phức tạp và dễ dàng sử dụng cho người dùng mới. Bạn dễ dàng tùy biến website của mình đẹp hơn mà không cần biết 1 tí code nào như mình đây.
- Thứ ba, plugin đáp ứng nhu cầu tối đa cho người dùng WordPress, có hàng trăm hàng ngàn plugin phù hợp với website của bạn nên không phải lo thiếu.
- Thứ tư, nếu có tiền thì các plugin trả phí cũng dễ mua bởi giá thành không quá lớn với một site kiếm ra hàng triệu đồng/ngày.
- Thứ năm, những người lập trình ra plugin thường là những người giỏi, họ biết được những gì cần và đủ cho 1 website để làm cho nó trở nên mạnh mẽ hơn.
Ba cách cài Plugin WordPress bạn nên biết
Có nhiều cách để upload và kích hoạt plugin. Dưới đây là ba cách cơ bản và được sử dụng nhiều nhất khi làm việc với plugin.
Cách 1: Cài đặt Plugin WordPress từ file có sẵn
Khi bạn mua plugin thì thường họ sẽ cung cấp cho bạn một link tải, nhiệm vụ của bạn là hãy tải về và thực hiện theo một số cách dưới đây.
Cài plugin thông qua Filezilla
- Tải plugin về máy, tùy plugin mà bạn có thể dùng như kho plugin WordPress tại đây.
- Tải phần mềm FTP về máy, bạn có thể dùng Filezilla như mình nhé, tải tại đây.
Đăng nhập thông qua FTP sau, đó bạn chọn nơi lưu trữ website của bạn, vào thư mục wp-content/plugins/ rồi kéo thư mục chứa file plugin vào là được.
Cài plugin thông qua cPanel
Sẽ dễ hơn nếu bạn sử dụng cPanel. Hosting của AZDIGI, Tinohost hay các nhà cung cấp hosting tốt hiện nay đều có. Việc cài plugin qua cpanel sẽ dễ hơn nhiều so với cách trên.
Vào cPanel hosting của bạn chọn File Manager, tìm đường dẫn thuộc tên miền của bạn đang sử dụng.
Tìm đến đường dẫn wp-content/plugins/
của website bạn. Chọn mục tải lên và chọn plugin bạn cần cài đặt vào website của mình.
Tiến hành giải nén nó ra, bạn sẽ được thư mục chứa plugin của mình. Sau đó chọn file .zip mà bạn vừa tải lên và xóa nó đi cho nhẹ.
Vào trang quản trị website WordPress của mình, chọn mục plugin và kích hoạt plugin vừa tải lên trên cPanel đó để dùng là được.
Cách 2: Cài plugin thông qua trang quản trị WordPress
Đây là cách tối ưu nhất, nhanh nhất và nên dùng nhất. Bạn chỉ cần vào trang quản trị với quyền cao nhất sau đó vào mục plugin – add new và upload plugin lên hoặc tìm chọn các plugin trong kho để cài đặt.
Sau khi cài đặt xong bạn cần kích hoạt plugin để bắt đầu sử dụng nhé.
Quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn, tìm kiếm các plugin phù hợp theo ý định của bạn dễ dàng. Mình thường dùng cách này để cài plugin cho website WordPress của mình.
Đương nhiên là cách này sẽ không cài được những plugin mà người ta không tải lên kho của WordPress.
Các Plugin WordPress nên cài vào Website
Mình sẽ liệt kê một vài nhóm plugin quan trọng nhất thôi nhé.
Plugin về SEO
Thứ mà bất cứ người làm SEO hay người làm tiếp thị nào cũng đều cần có plugin loại này để làm cho bài viết nổi bật trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
Ngay cả website mới chưa có bài viết nào, thì điều bạn làm đầu tiên là chọn 1 plugin SEO và cài nói nào.
Các website cũ cũng có thể chuyển những plugin SEO không còn hiệu quả qua 1 plugin tốt hơn trong tương lai.
Vì sao mình nói vậy, bởi SEO luôn thay đổi theo thời gian, plugin là cái giúp bạn có được những chỉ số tương đối ban đầu để tối ưu On page sao cho hiệu quả nhất.
Việc không tự thay đổi để thích nghi với công cụ tìm kiếm thì bạn cần tìm thứ khác, plugin khác hợp hơn, nhiều chức năng hay ho hơn để thay thế.
Đối với mình, không có quan điểm là dùng plugin nào thì dùng mãi. Tuy nhiên, mỗi plugin về SEO cũng có cái hay khác nhau nên bạn sử dụng rồi tự so sánh sẽ dễ hơn.
Mình đang dùng 2 loại plugin SEO đó là Yoast SEO và Rank Math SEO. Đây là 2 plugin mình sẽ có đánh giá chi tiết hơn để bạn có góc nhìn tổng quát hơn nhé.
SEOPress
Hiện tại, SEOPress là plugin hỗ trợ SEO mình đang sử dụng. Đây là plugin SEO nhẹ nhất theo các đánh giá của mình.
Mình không cần nhiều chức năng thật sự mạnh nhưng rất phức tạp của nhiều plugin hiện nay. Từ khi sử dụng SEOPress, database của mình nhẹ đi do SEOPress không tạo ra table nhiều.
Yoast SEO
Yoast SEO là plugin SEO dành cho WordPress được người dùng lựa chọn rất nhiều bởi nó free. Số lượt tải trên trang wordpress.org lên đến 5 triệu rồi. Nhìn thông số lượt kích hoạt như vậy thì đã thấy đây là 1 plugin nên cài cho website rồi đúng không.
- Phân tích SEO on page trong đó có thể tối ưu từ khoá cần SEO, phân tích khả năng đọc để bạn có thể tối ưu lại độ dài đoạn văn để phù hợp với độc giả.
- Xem hiển thị bài viết trên công cụ tìm kiếm nó như thế nào để tối ưu tốt nhất.
- Và nhiều tính năng khác cả trên bản free và bản premium bạn có thể tham khảo nhé.
Điều mình chưa thích lắm ở plugin này đó là không thể tối ưu cho nhiều từ khoá khác nhau đối với phiên bản miễn phí. Bạn cần nâng cấp phiên bản trả phí để làm điều này.
Rank Math SEO
Sinh sau đẻ muôn đến vài năm so với Yoast SEO nhưng Rank Math SEO đang làm cho thị trường plugin SEO trở nên sôi động hơn. Đây là plugin mà hứa hẹn sẽ thay đổi cuộc chơi trên thị trường với loại plugin SEO này.
Rank Math SEO được Mythemeshop phát triển và trong vòng thời gian ngắn nhưng đã có số lượt kích hoạt đến 300 ngàn rồi.
Mình tin trong thời gian tới Rank Math SEO sẽ là 1 plugin toàn năng về SEO, mang lại nhiều thứ hay ho hơn cho các bạn làm SEO hơn.
- Nhập dữ liệu từ Yoast SEO sang Rank Math SEO 1 cách dễ dàng, cái này rất đau cho Yoast luôn vì 1 lượng lớn người dùng đổ qua Rank Math rồi. :(
- Tối ưu SEO cho nhiều từ khoá cùng lúc, cái này các bạn làm SEO rất là thích luôn. Bởi bên Yoast bản trả phí mới có cái này. :D
- Hỗ trợ Schema giúp bạn có thể tối ưu nội dung Rich Snippet mang lại cơ hội xếp hạng cao hơn trên Google.
Điểm mình chưa thích đó là bạn cần phải có tài khoản Rank Math hoặc Mythemeshop mới có thể dùng toàn bộ tính năng có trong Rank Math SEO được.
Plugin thiết kế bài viết
Blog mình hiện tại đang sử dụng plugin loại này đó là Thrive Architect, nó giúp mình xây dựng nội dung tuyệt vời, nhanh chóng và dễ dàng làm đẹp nội dung hơn với rất nhiều lựa chọn về màu sắc, icon, list,…
Không chỉ là làm cho bài viết sinh động hơn mà plugin này còn có thể xây dựng trang landing page dễ dàng với lựa chọn hơn 300 mẫu có sẵn với rất nhiều ngành nghề khác nhau.
Plugin về tăng tốc website
Chỉ khi website của bạn không có hình ảnh hay website toàn chữ không thôi thì không cài plugin tăng tốc.
Chứ nếu bạn có nội dung đầy đủ thì việc cài 1 plugin loại này là điều cần thiết. Khi mà google ngày càng chú trọng đến trải nghiệm người dùng thì việc tối ưu lại tốc độ tả trang, làm cho website load nhanh hơn là điều vô cùng quan trọng.
Thị trường plugin về tăng tốc website có rất rất nhiều plugin khác nhau. Việc chọn cái này cái kia đôi khi nó trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Mình thử lướt trên 1 số blog các nhân về WordPress thì có nhiều người bảo dùng cái này, rồi người kia dùng cái kia. Điều này gây khó khăn cho nhiều bạn mới.
Mình khuyên bạn nên xem cái nào hay ho thì cài vào và tối ưu sao cho nó đạt hiệu suất tốt nhất là được.
- Tăng tốc website bằng cách cài plugin tạo cache: WP Rocket, LiteSpeed Cache, W3 Total Cache, WP Fastest Cache, WP Super Cache.
- Plugin tạo ảnh webP để tối ưu lại hình ảnh: EWWW Image Optimizer, Imagify, WebP Converter for Media.
- Lazy Load hình ảnh để giúp trải trang nhanh hơn, nếu plugin cache có hỗ trợ bạn có thể sử dụng luôn, nếu không có thì bạn nên dùng: 1. Lazy Loading Feature Plugin, 2. a3 Lazy Load.
- Plugin tối ưu database giúp cho website nhẹ hơn: WP-Optimize – Clean, Compress, Cache.
Plugin bảo mật
Bảo mật WordPress là 1 khâu quan trong khi phát triển website. Ngay từ đầu bạn phòng tránh bảo vệ website trước các cuộc tấn công phá hoại thì sau này bạn sẽ không vất vả tìm cách khác phục.
Có rất nhiều mã độc khác nhau mà bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục đó.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó là cách giúp bạn an toàn và để an toàn bạn nên cài 1 plugin bảo mật để có thể biết và khắc phục nhanh nhất khi có dấu hiệu bất thường.
Mình thường sử dụng plugin iThemes Security (formerly Better WP Security), đây là plugin có nhiều tính năng hay ho lắm. Trong đó là:
- Thay đổi đường dẫn đăng nhập giúp bảo mật đăng nhập tốt hơn.
- Phát hiện các tập tin bị thay đổi, giúp bạn nhận biết được các sự thay đổi để quản lý tốt hơn.
- Thay đổi tài khoản user để tránh bị dò ra thông tin đăng nhập.
- Thay đổi prefix của database, mặc định sẽ là wp_, thay đổi này cũng giúp cho dữ liệu của bạn an toàn hơn.
Ngoài bạn còn có 1 số plugin khác bạn có thể dùng như Wordfence Security – Firewall & Malware Scan, Limit Login Attempts Reloaded.
Plugin backup dữ liệu
Sao lưu dữ liệu là việc làm cần thiết và chủ động để website của bạn được an toàn các dữ liệu trong suốt quá trình hoạt động. Sẽ rất khó khăn nếu dữ liệu của bạn bị mất hay sự cố gì đó mà hosting không thể sao lưu dữ liệu được.
Điều này sẽ cần 1 plugin sao lưu dữ liệu để đảm bảo bạn sẽ luôn có bản sao lưu hằng ngày. Mình thường dùng plugin UpdraftPlus, đây là plugin mạnh mẽ nhiều tính năng như:
- Tự động sao lưu hằng ngày, mình có thể cài dặt cho nó tự động sao lưu.
- Sao lưu và đưa dữ liệu lên các nền tảng lưu trữ trực tuyến như drive, dropbox,…
- Khôi phục dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng.
- Phiên bản trả phí có rất nhiều thứ hay ho, nếu có kinh phí thì nên mua 1 bản trả phí.
Plugin tạo link affiliate theo tên miền
Nếu bạn làm tiếp thị liên kết thì plugin này rất cần thiết để link affiliate được rút gọn, link được tạo theo tên miền dễ quản lý hơn trong tương lai.
Các link affiliate thường dài loằng ngoằng thì đây là plugin mang giải pháp tuyệt vời nhất cho site kiếm tiền của bạn.
Mình đề xuất plugin Pretty Links, URL Shortener với tính năng tạo link affiliate theo tên miền riêng của bạn dễ dàng. Đây là 2 plugin rút gọn link miễn phí và có cả phiên bản trả phí để bạn nâng cấp nhiều thứ hay ho với nó.
Plugin comment wordpress
Hệ thống comment mặc định của WordPress ngay sau khi cài đặt website nó không được đẹp cũng như không chuyên nghiệp cho lắm.
Vì thế, giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề này là sử dụng plugin để nâng cao mức độ chuyên nghiệp sau mỗi bài viết của bạn.
Thay đổi khung comment mặc định bằng plugin là cách được rất nhiều bạn sử dụng, trông đẹp và quản lý các comment dễ dàng hơn.
Dưới đây là 1 số ưu điểm khi sử dụng plugin comment đối với website/blog WordPress của bạn.
- Giúp blog của bạn trông chuyên nghiệp hơn, mọi phần bình luận từ độc giả, cách quản lý của bạn cũng khá dễ dàng.
- Cài đặt đơn giản, nhanh chóng, không cần nhiều kinh nghiệm cũng có thể sử dụng tốt được công cụ này.
- Có thể tùy biến theo cách mà bạn mong muốn nó hiển thị. Có thể bớt các phần như ô website, thêm các phần như mã xác nhận, icon,… rất dễ dàng.
- Có nhiều plugins miễn phí, ngoài ra có thêm nhưng plugins trả phí hoặc các addon trả phí của plugins miễn phí.
Hiện tại mình đánh giá cao 2 plugin đó là Thrive Comments và Comments – wpDiscuz. 2 plugin nào có tính năng tương tự nhau và mình cũng đang dùng 2 plugin này cho các blog của mình. Trên danhgiawp của mình đang sử dụng Thrive Comments đấy bạn.
Thrive Comments
Thrive Comments là plugin của nhà cung cấp themes trả phí Thrive Themes. Là 1 plugin ra đời cách đây không lâu nhưng người dùng được tích hợp và sử dụng cho hệ thống website của họ rất nhiều.
Mình cũng là 1 trong số những khách hàng sử dụng plugin Thrive Comments cho 1 vài dự án website khác.
Thrive Comments sau khi cài đặt và tùy biến nó sẽ như thế này!
Phần cài đặt của Thrive Comments cũng đa dạng với nhiều tính năng có thể tùy biến được khung comment trông thật sự chuyên nghiệp nhất mà không cần bạn là 1 người giỏi về code hay css gì hết.
Chỉ cần với vài thao tác đơn giản thì bạn đã có 1 giao diện comment tuyệt vời được rồi.
Comments – wpDiscuz
Chắc bạn đã từng nghe đến wpDiscuz rồi phải không? Hoặc bạn chưa từng biết thì có thể tìm hiểu giao diện comment ngay tại blog của tôi ở phía dưới bài viết này.
Có rất nhiều blog tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang sử dụng hệ thống của wpDiscuz ngay sau khi tạo blog để bắt đầu.
Plugin wpDiscuz sử dụng công nghệ hiện đại AJAX để tích hợp trong giao diện quản lý. Bạn có thể gửi nội dung bình luận, xem bình luận mới nhất.
Hoặc tương tác trên hệ thống bình luận của wpDiscuz mà không cần load lại trang. Điều này giúp cho độc giả của blog bạn xem chi tiết các comment khác mà không tốn thời gian, không đợi chời mỗi khi load trang như hệ thống mặc định.
Ngoài ra, khi dùng wpDiscuz cho phần comment bài viết giúp trải nghiệm người dùng được sử dụng tốt nhất.
Ngoài những thứ được chúng ta sử dụng miễn phí thì wpDiscuz còn có thể rất nhiều addon trả phí để giúp cho hệ thống comment bằng wpDiscuz thêm phân chuyên nghiệp và sinh động hơn.
Bạn có thể xem các addon trả phí tại đây.
Những lưu ý khi cài Plugin WordPress
Sẽ có 3 lưu ý khi bạn làm việc với plugin đó là:
Có nên cài nhiều plugin WordPress không?
Mỗi website sẽ có 1 vài plugin phù hợp mà thôi, không phải bạn cài vào cho nhiều để rồi không sử dụng hết tính năng của nó. Điều này sẽ khiến website của bạn có thể chậm chạp hơn chứ không có ích gì.
Bên cạnh đó, mỗi loại plugin bạn nên cài 1 cái thôi, không là nó xung đột với nhau đó. Ví dụ, plugin về SEO trong đó có Rank Math SEO và Yoast SEO thì chọn 1 trong 2 cái thôi.
Không nên cài plugin không rõ nguồn gốc
Vấn đền này mình thường hay gặp phải dẫn đến site của bạn bị cài mã độc. Tốt nhất bạn nên vào thư viện plugin tìm và cài đối với plugin miễn phí. nếu là trả phí thì bạn nên bỏ tiền ra mua là tốt nhất.
Cài plugin chính hãng, bạn sẽ được update thường xuyên hơn, các bản vá lỗi sẽ được nâng cấp giúp cho website của bạn an toàn.
Xem xét bỏ kích hoạt các plugin không cần thiết
Có 1 số plugin có công dụng nhất thời, không phải làm việc bất cứ thời điểm nào. Vì vậy bạn cần xem xét bỏ kích hoạt chúng, khi nào cần thì kích hoạt lại và xài thôi.
Nhiều khi mình dùng plugin dọn dẹp, tối ưu database cho blog danhgiawp.com mình cũng bật xong việc mình lại tắt.
Phần kết
Đó là những điều mình muốn nói trong bài viết này để bạn hiểu hơn về bản chất của plugin. Hi vọng bạn sẽ có được những thông tin cơ bản trong quá trình xây dựng website với WordPress.
Bạn có câu hỏi nào, hãy để lại bình luận bên dưới mình sẽ trả lời trong tầm hiểu biết của mình nhé.